[Guitar] Cách đọc biểu đồ hợp âm và tọa độ hợp âm

Biểu đồ hợp âm nói đơn giản là một cái hình/biểu đồ vị trí các nốt tạo thành một hợp âm nào đó. Nhìn vào biểu đồ đó các bạn có thể xem được thế tay của hợp âm đó một cách rõ ràng, cụ thể nhất.

Còn tọa độ hợp âm chỉ là biểu đồ hợp âm nhưng chỉ rút gọn lại với 6 ký tự thôi. Thay vì nhớ cả cái biểu đồ bự bự thì bạn chỉ cần nhớ 6 ký tự là có thể biết cách đặt tay của hợp âm. Nhưng với điều kiện là bạn phải biết hợp âm mà bạn muốn đặt tay trước đó.


Cách đọc biểu đồ hợp âm


Cách đọc tọa độ hợp âm
Là một thể rút gọn của biểu đồ hợp âm, bạn có thể đọc từ trái qua hoặc từ phải qua tùy theo từng sở thích của mỗi người. Nhưng nó luôn tuân thủ quy tắc sau:

Từ trái sang, là dây 6 5 4 3 2 1.

Ví dụ: C (Đô Trưởng): X32010

  • Dây 6: X có nghĩa là bạn không đánh dây này.
  • Dây 5: Số 3 có nghĩa là bạn đặt ngón tay số 3 vào dây này.
  • Dây 4: Số 2, bạn đặt ngón tay số 2 vào dây này.
  • Dây 3: Số 0, bạn không cần đặt ngón nào vào hết nhưng vẫn phải đánh nó. Dây này người ta gọi là dây buông.
  • Dây 2: Số 1, bạn đặt ngón tay số 1 vào dây này.
  • Dây 1: 0, đánh dây buông.
Nhược điểm của tọa độ hợp âm là gì. Mình lấy ví dụ ngay trên chính hợp âm này. Nếu bạn chỉ biết tọa độ hợp âm thôi, thì dây số 5 bạn có biết mình phải đặt ngón tay số 3 lên dây 5 nhưng ở ngăn nào không? Bạn có biết ngón số 2 bạn phải đặt lên dây số 4 nhưng có biết phải đặt lên ngăn nào không? 

Đấy chính là khuyết điểm. Vì rút gọn, tiện lợi nên tọa độ hợp âm không cung cấp đầy đủ những thông tin của một hợp âm như hợp âm trải từ ngăn nào đến ngăn nào, đặt tay ở đâu, blabla. Còn biểu đồ thì có.

Cái nào cũng có ưu và nhược điểm, bạn sử dụng cái nào cũng được nếu thấy phù hợp nhất nha.

Video tham khảo
 

Nhận xét