Trường độ là gì? Cao độ là gì? Và ứng dụng thế nào?

1. Trường độ là gì
Trường (Length) độ chính là độ dài của một nốt nhạc, âm thanh nào đó. Và chính cái trường độ này cũng đồng thời tạo độ ngân cho một hợp âm nói riêng và cả bài nhạc nói chung.


Như hình trên, các bạn có thể thấy: Nốt A5 có một trường độ dài 4 phần. Mấy nốt kia cũng thế. Đương nhiên, nếu các bạn chơi nhạc cụ trong thực tiễn thì ít khi các nốt/hợp âm có trường độ bằng nhau cả, chí ít thì chỉ gần bằng thôi.

Phần mềm trên là FL Studio nhé, mình sẽ viết một bài về nó sau.


2. Cao độ là gì?
Cũng vẫn là hình trên, các bạn sẽ thấy các nốt có 'cao độ' khác nhau. Có nốt là A5, có nốt là A#5, C#5, ...

Đơn giản mà nói thì chính các chữ cái và các con số sau nó chính là ký hiệu của một nốt và nó cũng chính là cao độ của nốt đó luôn.

Các chữ cái biểu hiện nó là nốt gì, các số biểu hiện nó ở quãng mấy. Chỉ cần nói A5 là người ta biết ngay đó là nốt La (A) nằm ở quãng 5 ngay.


3. Ứng dụng thế nào?
Vậy ứng dụng trường độ và cao độ thế nào nhỉ? Trường độ và cao độ ứng dụng cực kì nhiều vì nó là một trong những tính chất của âm nhạc. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể ứng dụng nó vào trong luyện tập nhạc cụ hằng ngày để luyện cho bản thân một đôi tai có khả năng cảm thụ âm nhạc.

Trường độ thì các bạn có thể áp dụng vào trong những lúc đệm đàn, dùng tai lắng nghe độ ngân của nốt nhạc, dùng não suy nghĩ nên để nốt nhạc ngân thế nào thì hay.

Còn cao độ, thay vì chỉ bấm đúng các nốt của hợp âm thì bạn có thể thêm thắt một vài nốt để tạo nên một cao độ khác, một màu khác cho hợp âm/âm thanh của nhạc cụ. Điều đó sẽ rất có ích cho các bạn chơi hợp âm màu sau này.

Viết đến đây được rồi. Luyện tập thôi nào!

4. Video tham khảo

Nhận xét