Lời nói đầu
Lời nói đầu, đây là một trang blog cá nhân của mình, viết về chủ đề âm nhạc và những thứ có liên quan đến nó. Ở đây, mình dự định sẽ chia sẽ tất tần tật những gì mình biết về âm nhạc, bao gồm: nhạc lý, kỹ năng sáng tác, hòa âm phối khí, ...
Tại sao không làm video clip mà lại viết blog như này nhỉ?
Ừ nhỉ, tại sao mình không làm những video clip hướng dẫn đăng lên youtube mà lại chọn cách viết blog với những chữ cái, con số như này nhỉ? Đơn giản là do mình thích viết và thích hướng dẫn người khác. Tất nhiên mình sẽ kết hợp giữa văn bản và hình ảnh, đôi khi sẽ kèm theo một vài ảnh động GIF hoặc một vài video nếu mình cảm thấy chỗ đấy quá phức tạp, khó hiểu.
Việc làm một blog như này có rất nhiều tác dụng
- Giúp mình rèn luyện kỹ năng viết lách.
- Giúp mình có thể bao quát hơn về lý thuyết, từ đó tạo nên một hệ thống lý thuyết có khoa học.
Giờ mình chỉ mới nghĩ ra được vậy thôi, sau này có nghĩ ra thêm tác dụng, lợi ích mới thì mình sẽ bổ sung. Hehe
Quan điểm về âm nhạc của mình
Mình nghĩ giống anh Haketu: Âm nhạc thiên về tình cảm, cảm xúc nên nó không đúng hay sai, chỉ có hay hoặc dở như cứt. Một bài nhạc hay hoặc dở thì phụ thuộc vào sự sáng tạo của người sáng tác nên ĐỪNG SÁNG TÁC THEO LỐI MÒN (đã in đậm).
Để sáng tác có cần phải biết chơi nhạc cụ không? Nhạc lý có quan trọng không?
Bản thân mình nghĩ, để sáng tác thì không cần phải biết chơi nhạc cụ. Vì mình cũng đã có một thời từng mày mò trong khi bản thân chả biết chơi gì cả từ đàn guitar, đàn piano, sáo, đàn bầu, ... lẫn đàn bà. Lúc đấy mình vẫn làm ra nhiều bản nhạc nghe cũng khá phê lòi (chắc chỉ mỗi mình nghe phê thôi).
Việc chơi nhạc cụ gắn liền với nhạc lý. Nếu bạn không biết chơi nhạc cụ thì bản thân cũng mù tịt về nhạc lý hoặc biết những thứ cơ bản nhưng không biết áp dụng vào sáng tác. Việc sáng tác khi không biết nhạc lý sẽ khiến bản thân đi theo lối mòn của việc sáng tác. Bạn sẽ không thể giải phóng mình ra khỏi những thứ chật hẹp được, không thể giải phóng cảm xúc của mình được.
Mọi điều vĩ đại đều bắt nguồn từ những điều giản dị. Những thứ cao siêu, nâng cao thì đều bắt nguồn từ những thứ cơ bản. Nhạc lý giúp bản thân hiểu rõ hơn về các lý thuyết về âm nhạc, giúp ứng dụng rất nhiều và rất rất nhiều trong việc sáng tác bài hát.
Vì thế mình nghĩ: Nhạc lý cực kì quan trọng.
Vậy nếu không biết nhạc lý thì có sáng tác được gì không? Hay sáng tác được mà dở như cứt?
Không hoàn toàn đâu nhé, đối với một số người có thiên phú về âm nhạc thì có thể họ không cần biết tẹo gì về nhạc lý nhưng vẫn có thể sáng tác được một bài nhạc cực kì hoành tráng. Thề!
Có thể các bạn không biết, Beethoven (Ludwig van Beethoven) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức nổi tiếng thế giới. Năm 1818, Beethoven điếc hẳn cả hai tai nhưng ông vẫn sáng tác Bản Giao hưởng Số 8 và sau đó là Bản Giao hưởng số 9, Bản Lễ ca trang trọng, những sonata cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano và Tứ tấu.
Một người bị điếc mà vẫn có thể sáng tác được những bản nhạc đỉnh như vậy. Vâng, vì đây là âm nhạc.
Kết bài
Cảm ơn các bạn đã chịu khó đọc đến đây, giờ thì hết rồi. Hehe!
Krio.
Nhận xét
Đăng nhận xét